Tật loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này. Một số trường hợp loạn thị phát triển sau một chấn thương mắt, bệnh lý tại mắt hoặc sau phẫu thuật mắt.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.
Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị. Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường, loạn thị có nguy cơ cao ở những người:
– Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị.
– Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
– Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.
– Tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
– Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.
2. Nguyên nhân loạn thị là gì?
Nguyên nhân chính gây ra tật loạn thị là sự biến dạng của giác mạc. Giác mạc có hình dạng uốn cong như hình quả bóng tròn sẽ giúp tia sáng tụ lại tại 1 điểm trên võng mạc, giác mạc của người mắc tật khúc xạ thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau, tia sáng tụ lại trên 2 điểm hoặc nhiều hơn trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được bị mờ hoặc méo mó.
Ngoài sự biến dạng giác mạc, một số yếu tố có thể trở thành nguyên nhân loạn thị bao gồm:
-
Do di truyền.
-
Sẹo để lại do một số phẫu thuật hoặc chấn thương ở mắt.
-
Người mắc bệnh Keratoconus khiến giác mạc bị thoái hoá và biến dạng thành hình chóp.
-
Sinh thiếu tháng cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc tật loạn thị.
Từ nguyên nhân, có thể thấy những người có người thân từng mắc tật loạn thị hoặc các rối loạn khác ở mắt, có sẹo ở giác mạc do chấn thương, những người từng trải qua phẫu thuật ở mắt như phẫu thuật thuỷ tinh thể, và những người mắc các tật về mắt ở mức nặng như cận thị nặng hoặc viễn thị nặng có nguy cơ cao mắc phải tật loạn thị.
Cận thị có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ do di truyền hoặc do sinh thiếu tháng
Triệu chứng khi mắc phải tật loạn thị
Triệu chứng của hội chứng loạn thị có thể khác nhau tùy người mắc phải tật ở mắt này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều có các triệu chứng sau:
-
Triệu chứng đặc trưng là hình ảnh nhìn thấy bị nhoè đi và méo mó dù vật nằm ở khoảng cách gần hay xa.
-
Khó nhìn hơn vào trong không gian tối.
-
Thường mỏi mắt, nheo mắt.
-
Đau đầu khi tập trung nhìn.
3.Điều trị tật loạn thị của mắtKiểm tra khúc xạ
Người kiểm tra được hướng dẫn đọc biểu đồ thông qua các thấu kính của máy khúc xạ quang chuyên dụng. Chỉ số khúc xạ ở kết quả kiểm tra sẽ giúp xác định người kiểm tra mắc phải tật gì của mắt, bên cạnh đó cũng có thể xác định liệu tật loạn thị mắc phải có liên quan đến một số vấn đề khác của mắt như thoái hoá điểm vàng, tắc mạch máu võng mạc,… hay không.
Kiểm tra độ cong giác mạc
Người thăm khám sẽ được kiểm tra độ cong giác mạc bằng máy đo góc hiện đại, bài kiểm tra này cũng sẽ giúp xác định tật loạn thị có phải do bệnh giác mạc hình chóp hay không.
Kiểm tra tập trung ánh sáng
Người thăm khám được được chiếu ánh sáng vào mắt để kiểm tra những thay đổi của tia sáng khi đi giác mạc đến võng mạc, bài kiểm tra này giúp xác định tình trạng loạn thị để đưa ra phương pháp điều trị và điều chỉnh thấu kính phù hợp.
Điều trị tật loạn thị
Đeo kính loạn thị hoặc kính áp tròng
Sử dụng kính là phương pháp phổ thông nhất để hạn chế ảnh hưởng của tật loạn thị. Thấu kính loạn thị được thiết kế hình cầu để giúp tia sáng tụ lại một điểm, và giúp điều chỉnh tầm nhìn xa gần nếu người bị loạn thị có mắc các tật cận thị hoặc viễn thị kèm theo.
Phẫu thuật giác mạc
Tiểu phẫu định hình giác mạc được thực hiện với những người đã trên 18 tuổi, giúp giác mạc có hình dạng bình thường và không cần phải đeo kính. Trường hợp người mắc tật loạn thị bị bệnh tiểu đường, bị một số bệnh miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, HIV,… người bị đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp hoặc tầm nhìn không ổn định trong vòng 1 năm thì không đủ điều kiện để làm phẫu thuật. Người đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc biệt dược và phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng không được thực hiện phẫu thuật giác mạc.
Phòng ngừa loạn thị
Loạn thị do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên theo chuyên gia các nguyên nhân còn lại có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách:
– Tránh các tổn thương mắt có thể xảy ra;
– Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói;
– Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác;
– Điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị;
– Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng;
– Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như cá hoặc thức ăn giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,…).