Thông thường các dòng đồng hồ Automatic vẫn được tích hợp thêm chức năng Handwinding vì thế những thông tin dưới đây sẽ là tổng hợp cả hai dòng đồng hồ trên. Có khá nhiều cách để lên dây cót cho đồng hồ Automatic từ đơn giản đến phức tạp. Không để phải chờ lâu thêm nữa, dưới đây sẽ là những thông tin hướng dẫn lên dây cót đồng hồ.

Chuyển động cánh tay đeo đồng hồ

Khá đơn giản đúng không nào. Tuy nhiên, nhiều người lại nghĩ cánh tay phải chuyển động liên tục thì mới có thể lên dây cót đồng hồ nhưng không, sự tinh xảo trong thiết kế sẽ giúp đồng hồ lên dây cót khi hoạt động thường ngày. Khi đeo đồng hồ và hoạt động bình thường thì chiếc đồng hồ của đã được nạp năng lượng và cho sự hoạt động ổn định nhất. Còn một lời khuyên nữa đó chính là không nên vận động quá mạnh ví dụ khi chơi bóng đá, cầu lông, tenis,… vì những va đập có thể ảnh hưởng đến khả năng lên dây cót của đồng hồ.

Để đảm bảo chiếc đồng hồ Automatic hoạt động bình thường ( ngay cả vào ban đêm khi không sử dụng ) thì nên đeo ít nhất 8 tiếng 1 ngày.

Lên dây cót đồng hồ bằng núm vặn

Như đã nói, đồng hồ cơ Automatic hiện nay còn được tích hợp thêm chức năng lên dây cót bằng tay. Đối với những dòng đồng hồ như thế này, chỉ việc tác động một lực vừa để vặn núm điều chỉnh ( không nên vặn quá căng ). Nếu tỉ mỉ thì có thể vặn từ 15 đến 20 vòng là đẹp nhất.

Tuy nhiên, trước khi vặn cần lưu ý.

– Tháo đồng hồ khỏi tay khi lên cót

Có nhiều trường hợp vừa đeo đồng hồ, vừa lên cót khiến núm điều chỉnh bị cong cót. Vì thế, nên tháo ra để đảm bảo núm điều chỉnh vuông góc và tác dụng lực vừa đủ.

 

– Vị trí núm chỉnh khi lên cót

Một núm chỉnh giờ thường sẽ có 3 nấc. Nấc đầu tiên là nấc để lên dây cót. Khi xoay nấc này, đồng hồ vẫn hoạt động bình thường. Nấc thứ hai là nấc chỉnh ngày và thứ, khi xoay, kim giây vẫn hoạt động bình thường. Nấc cuối cùng dùng để chỉnh giờ phút, khi sử dụng, kim giây sẽ dừng lại. Đặc biệt chú ý luôn đóng sát về nấc đầu để đảm bảo hoạt động của đồng hồ.

Chắc hẳn mọi người đã nắm rõ cho mình cách lên dây cót đồng hồ Automatic rồi phải không nào. Tuy nhiên, để đồng hồ của bạn hoạt đồng tốt, chính xác nhất thì cần làm gì và tránh làm gì. Phần sau của bài viết sẽ là những thông tin đó.

 

 

Lưu ý khi sử dụng và chỉnh đồng hồ cơ

–      Nên đeo đồng hồ Automatic thương xuyên để cót được tích trữ đủ năng lượng. Theo nghiên cứu thì nên đeo ít nhất 8 tiếng 1 ngày để đảm bảo đồng hồ hoạt động tốt nhất.

–      Nếu lên dây cót đồng hồ thì nên chọn một thời gian nhất định trong ngày. Phù hợp nhất là vào khoảng 9h đến 12h vì lúc này đồng hồ chạy ít sai số nhất.

–      Như đã nói ở phần trên, các dòng đồng hồ Automatic, không nên sử dụng chúng khi hoạt động thể thao mạnh vì có thể ảnh hưởng đến bộ máy bên trong.

–      Không nên sử dụng đồng hồ khi vào phòng xông hơi, điều kiện nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

–      Không nên vặn dây cót quá căng vì sẽ dễ làm hỏng hệ thống dây cót, bánh răng.

–      Không đặt gần nam châm, tivi, các đồ vật từ,…

–      Khi không sử dụng, nên úp mặt đồng hồ trên tấm vải mịn để đảm bảo thời gian giữ cót được lâu.

 

 

Trên đây là những chia sẻ về cách sử dụng đồng hồ cơ Automatic cũng như là những kinh nghiệm khi chỉnh đồng hồ đeo tay.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *