Bảo hành kính cận của bạn
Bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy, khi nó có giá trị thường một số cửa hàng uy tín sẽ có giấy bảo hành cho bạn. Cũng như định kỳ khám mắt 6 tháng 1 lần, bạn có thể quay lại nơi bạn đã mua trước đó để họ kiểm tra lại gọng kính như siết lại ốc vít, kiểm tra hoặc thay ve kính,…
2. Người tiêu dùng không có chuyên môn, không nên tự ý sửa kính
Người tiêu dùng không được tự ý thay đổi hoặc cải biến hình dạng ban đầu của kính. Đây là lời khuyên chân thành để gọng kính tránh bị trầy xước, yếu hoặc gãy gọng không thể phục hồi. Cụ thể như sau:
Đối với gọng kính dẻo
Mặc dù gọng kính dẻo khó gây ra các biến dạng nhưng nếu cố ý bẻ cong, vặn hoặc tác động lực mạnh, gọng kính vẫn hỏng, gãy và biến dạng. Do đó, bạn không nên tự ý bẻ, vặn gọng kính để tránh các va đập mạnh làm hỏng kính.
Đối với gọng kính xẻ cước
Kiểu gọng này có cấu trúc kính được đỡ bằng nẹp dạng nguyên liệu sợi, chủ yếu là sợi nylon – cước. Vì thế, sau một thời gian sử dụng, gọng kính sẽ bị hao mòn, yếu đi dẫn đến đứt, rơi tròng kính. Mặt khác, khi tiếp xúc môi trường có nhiệt độ cao hoặc va đập mạnh, các loại sợi trên sản phẩm này cũng yếu đi, bị đứt.
Nếu có trường hợp này xảy ra, bạn nên đưa kính đến Kính mắt Duy Hùng Số 1 chợ ga, TP Yên bái. cửa hàng Mắt kính Duy Hùng sẽ hỗ trợ điều chỉnh kính an toàn, như ý.
Đối với gọng kính khoan
Kiểu gọng kính khoan không có phần bao đỡ tròng kính mà có cấu trúc kính khoan các lỗ vít để bắt vào gọng kính. Khi sử dụng dòng sản phẩm này, người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý tới độ chặt của các lỗ vít hoặc sự biến dạng của gọng kính.
So với các sản phẩm liền vành và bán vành thì tròng kính khoan thường rất dễ vỡ, cho nên bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng. Hiện tại, trên thị trường đã xuất hiện tròng kính chuyên dụng dành cho kính gọng khoan.